Công nghệ trồng cây xanh hiện đại mới đến từ Google

1,734

Các sản phẩm công nghệ mới ra đời với nhiều lợi ích và các tính năng cao giúp ích cho nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Trong đó cải thiện và bảo vệ môi trường là vấn đề không chỉ liên quan đến một cá nhân, một lĩnh vực nhất định. Mà còn có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Vì vậy, các chuyên gia công nghệ thông tin và các nhà khoa học luôn tìm hiểu và phát minh ra các hệ thống, ứng dụng công nghệ mới trợ giúp con người bảo vệ môi trường sống. Google là một trong những công ty nổi tiếng đi đầu với nhiều hệ thống công nghệ hiện đại, tiên tiến đã cho ra mắt ứng dụng công nghệ mới giúp “giải nhiệt” môi trường hiệu quả.

Tree Canopy Lab là công cụ mới của Google giúp đẩy nhanh tốc độ của các kế hoạch trồng cây xanh. Đây là hệ thống công nghệ mới được đánh giá cao và sẽ được ứng dụng nhiều nơi. Nếu nhận được kết quả khả quan sau khi tiến hành thử nghệm. Vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hững đặc điểm và lợi ích mang lại từ hệ thống công nghệ mới của Google được chia sẻ sau đây nhé!

Google cho ra mắt Phòng thí nghiệm Tán cây – Tree Capony Lab

Thông thường, nhiệt độ đô thị luôn cao hơn so với nông thôn. Do kiến trúc hạ tầng và nhà cao tầng thường hút nhiệt. Và trồng cây thì lại là biện pháp ‘giải nhiệt’ tốt nhất cho đô thị. Đây là lý do chính để Google đã xây dựng nên Phòng thí nghiệm Tán cây (Tree Canopy Lab). Công nghệ mới này của Google giúp chỉ ra các khu vực cần trồng thêm cây nhất trong thành phố. Từ đó giúp các dân cư đô thị có thể hưởng không khí trong sạch và mát lành hơn.

Công nghệ Tree Canopy Lab được truy cập từ máy tính
Công nghệ Tree Canopy Lab được truy cập từ máy tính

Phòng thí nghiệm Tán cây nằm trong nền tảng Environmental Insights Explorer của Google. Đây là một công cụ giúp các thành phố có thể dễ dàng đo lường. Từ đó lập kế hoạch giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm. Đây cũng là bước tiến trong cam kết của Google. Giúp đỡ hàng trăm chính quyền địa phương chống lại biến đổi khí hậu.

Thử nghiệm công nghệ trồng cây mới của Google tại Los Angeles

Trước khi thử nghiệm  công nghệ mới tại thành phố Los Angeles đã cho thấy. Hơn một nửa số dân cư tại đây đang sống ở những khu vực có mật độ cây thấp hơn 10%. So với con số trung bình thành phố là 20%. Có tới 44% cư dân phải chịu hiện tượng sóng nhiệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Jet Propulsion tại NASA. Hiện tượng này đang kéo dài hơn, thường xuyên và nhiêm trọng hơn trước đây.

Los Angeles là thành phố đầu tiên được ứng dụng công nghệ mới Tree Canopy Lab. Và theo dự định lâu dài sau nàycủa Google. Hàng trăm thành phố khác cũng sẽ sớm được lên bản đồ của Tree Canopy Lab. Bên cạnh đó Google cũng kêu gọi các chính quyền thành phố liên lạc thông qua mẫu đơn. Được đính kèm trên thông cáo mới được đăng tải trên trang chủ Google.

Thử nghiệm công nghệ trồng cây mới của Google
Thử nghiệm công nghệ trồng cây mới của Google

Công nghệ mới Tree Canopy Lab của Google sử dụng trí tuệ nhân tạo AI kết hợp với không ảnh. Để xác định các khu vực cần trồng thêm cây trong thành phố. Tiếp đó, Tree Canopy Lab sẽ đăng tải các thông tin này lên một bản đồ tương tác được. Kèm theo các dữ liệu bổ sung như mật độ dân số và nhiệt độ riêng từng khu vực. Giúp các thành phố nhìn thấy độ che phủ của tán cây hiện tại. Và lập kế hoạch cho các dự án trồng cây trong tương lai. Google hi vọng sẽ khuyến khích việc trồng thêm cây để giảm nhiệt độ đô thị. Cũng như đảm bảo sức khỏe cho cư dân.

Lợi ích từ công nghệ Tree Canopy Lab

Sử dụng công nghệ Tree Capony Lab, có thể nhìn thấy cây cối của Los Angeles trong bối cảnh của địa phương. Như tỷ lệ phần trăm khu dân cư có lá che phủ, mật độ dân số của khu vực. Phát hiện những khu vực dễ bị tổn thương bởi nhiệt độ khắc nghiệt. Và tìm ra hội đồng ở địa phương có thể giúp trồng cây mới. Với công nghệ mới này, Google hi vọng sẽ khuyến khích việc trồng thêm cây ở các các khu đô thị và thành phố. Để giúp giảm nhiệt độ. Cũng như đảm bảo sức khỏe cho cư dân khi sinh sống tại đây.

Rachel Malarich – cán bộ rừng đô thị đầu tiên tại Los Angeles cho biết. “Thông qua công nghệ mới này, chúng tôi sẽ biết được nên đầu tư vào đâu khi thực hiện phủ xanh đô thị để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.”

Bên cạnh đó, Google tin rằng Tree Canopy Lab sẽ tiết kiệm nhiều thời gian cho các chính quyền thành phố trong việc lên kế hoạch trồng cây xanh. Khi mà trước đây, việc khảo sát tiêu tốn rất nhiều thời gian và nhân lực để quan sát và nghiên cứu rõ một khu vực cụ thể. Los Angeles từng sử dụng cảm biến laser để phát hiện cây thông qua công nghệ LIDAR. Tuy nhiên, chi phí lại vô cùng đát và mất nhiều thời gian để vận hành. Nhưng công nghệ mới này của Google lại được miễn phí hoàn toàn. Và thường xuyên được cập nhật theo Google Maps.

Hậu quả nghiêm trọng do nhiệt độ đô thị cao mang lại

Như chúng ta cũng đã biết, nóng lên toàn cầu là một hệ quả tất yếu của biến đổi khí hậu. Gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với con người. Theo điều tra cho thấy , số người tử vong do nhiệt độ cao tại Mỹ là cao hơn so với bất cứ thảm họa thiên nhiên nào. Hậu quả này lại càng nguy hiểm hơn ở khu vực thành phố do ảnh hưởng của hiệu ứng đảo nhiệt đô thị. Do sự thiếu cây xanh và nhiều bề mặt hấp thụ nhiệt. Nhiệt độ trung bình tại khu vực đô thị thường cao hơn so với vùng ngoại ô. Chênh lệch này thậm chí vào ban đêm có thể lên tới 12 độ C gây ra sốc nhiệt nghiêm trọng.

Hậu quả nghiêm trọng do nhiệt độ đô thị cao mang lại
Hậu quả nghiêm trọng do nhiệt độ đô thị cao mang lại

Cây xanh là giải pháp ‘giải nhiệt’  hiệu quả cho các thành phố. Trồng cây xanh mang lại cho chúng ta bóng râm. Bên cạnh đó có thể thoát ra hơi nước khi nhiệt độ tăng. Giúp nhiệt độ thành phố giảm đi đáng kể và dịu mát hơn. Theo Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA). Trồng cây xanh giúp giảm nhiệt tới 5 độ C tùy từng khu vực.

Vì vậy công cụ Tree Canopy Lab đóng vai trò vô cùng cần thiết tại Los Angeles. Nơi có rất nhiều khu vực với mật độ dân số cao và mật độ cây xanh thấp. Khu vực này cũng thường có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Nhưng lại có ít tài nguyên để xử lý các nguy cơ khi xảy ra vấn đề.

Giảm nhiệt môi trường là vấn đề chung của toàn cầu

Không chỉ riêng Google, nhiều nhà nghiên cứu và các công ty công nghệ khác cũng quan tâm đến vấn đề môi trường này. Một công cụ khác của Microsoft và tổ chức bảo tồn American Forests cũng đã cho ra mắt một công cụ chấm điểm hệ số cây xanh của các thành phố. Dựa vào số lượng cây xanh, nhiệt độ khu vực, và các yếu tố xã hội như thu nhập và chủng tộc của cư dân. Công nghệ này hiện nay đã được áp dụng tại Rhode Island, Hạt Maricopa ở Arizona và cảng San Francisco.

Qua kết quả chấm điểm nhận thấy rằng. Các khu vực có người da màu sinh sống thường là khu vực có nhiệt độ cao nhất.

Hiện tại, thành phố Los Angeles của Mỹ đang nỗ lực phủ xanh các khu vực này. Với mục đích bảo vệ cư dân tại đây trước tương lai nóng lên toàn cầu ngày một gia tăng. Theo dự kiến trước năm 2028, thành phố sẽ tăng mật độ cây tại các khu vực có thu nhập thấp lên 50%. Mục tiêu được đặt ra vào năm 2021 là trồng thêm được 90.000 cây xanh và tạo ra thêm 5 triệu mét bóng râm cho thành phố.

Cập nhật cá thông tin khoa học – công nghệ mới nhất tại Hệ thống Công nghệ.

Nguồn: techinsight.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *