Cuộc đua ví điện tử đang trở nên nóng hơn bao giờ hết!

758

Hiện tại số lượng ứng dụng ví điện tử tại Việt Nam đang trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết. Hàng loạt các tên tuổi, thương hiệu công nghệ điện tử “máu mặt” đang “nhảy” vào “cuộc chơi” này. Tổng cộng hiện tại đang có 28 ứng dụng ví trực tuyến. Điển hình như AirPay, MoMo, Payoo, Zalo Pay,… Đây thật sự là một “mảnh đất” hết sức tiềm năng để hái ra tiền. Và cả những “ông lớn” từ nước ngoài cũng đang nhận biết điều này. Cụ thể hơn là Công ty con Fintech của Alibaba đã chính thức trở thành cổ đông của thương hiệu ví điện tử eMonkey.

Và như thế, thị trường ví online tại Việt Nam đang chuẩn bị phải đối đầu với một thế lực hết sức hùng mạnh. Về độ nổi tiếng và “khủng khiếp” của Alibaba thì cả thế giới không còn xa lạ gì cả.

Thêm “ngoại binh” từ các hãng ví điện tử nước ngoài

Thị trường ví điện tử tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Đồng thời cũng tạo ra sức hút đối với những gã tên tuổi lớn trong công nghệ toàn cầu. Trong đó có cả Alibaba.

Tuy Ant Financial không được phép sở hữu quá 50% cổ phần của ví online eMonkey. Thế nhưng họ vẫn sẽ có mức ảnh hưởng lớn và có quyền hỗ trợ kỹ thuật cho ứng dụng này.

Ví điện tử
Ví điện tử ở Việt Nam

eMonkey là ví trực tuyến được sáng lập và phát triển bởi M-Pay Trade. Ví này đã có những sự bùng nổ đáng ghi nhận kể từ khi chính thức ra mắt. eMonkey đang trở thành đối thủ đáng gờm của các ví online khác. Ứng dụng này cũng đã đề ra mục tiêu sẽ trở thành một trong những ví online hàng đầu vào năm 2025.

Tổng giám đốc CTCP FinanceX – Theo ông Đinh Hồng Sơn. Trung Quốc đã rất thành công trong việc ứng dụng công nghệ vào việc thanh toán tài chính và tiêu dùng.

Là “tân binh” của sân chơi ví điện tử. GPay chọn chiến lược đánh vào thị trường “ngách” khi tận dụng hệ sinh thái 30 triệu người dùng sẵn có của G-Group. Hiện tập Tập đoàn này đang có 8 công ty thành viên gồm nền tảng cho vay ngang hàng Tima. Đơn vị cung cấp giải pháp truyền thông số Beat.vn. Nền tảng kết nối cộng đồng gaming GTV, mạng xã hội Gapo, công ty an ninh mạng VSEC…

Việc Ant Financial “nhảy” vào thị trường ví online Việt Nam. Đây vừa là tiềm năng để phát triển về sau. Tuy nhiên đây cũng sẽ là thách thức đối với các ứng dụng ví online trong nước. Thậm chí kể cả với các ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán online.

Cơ hội và thách thức của ví điện tử Việt Nam

Cơ hội cho ví điện tử

Với tiềm lực tài chính lớn cùng với kinh nghiệm nhiều năm tại các nước trong khu vực Đông Nam Á. Chắc chắn Ant Financial sẽ đem đến những thay đổi lớn về ví điện tử tại Việt Nam. Điều này sẽ đem lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng Việt Nam. Nhưng lại gây áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các ví điện tử trong nước.

Cơ hội cho ví điện tử

Thách thức

Ông Đinh Hồng Sơn cũng cho rằng. Chắc chắn Ant Financial sẽ bạo chi cho các chiến dịch truyền thông, khuyến mại để gia tăng hình ảnh thương hiệu tại Việt Nam, qua đó đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường ví điện tử Việt Nam.

Cũng theo ông Sơn, Ant Financial hoạt động ở Trung Quốc không khác gì một ngân hàng. Họ còn trả lãi suất cho ví online cao hơn lãi suất ngân hàng.

Những thách thức lớn

Một khi Ant sở hữu ví online ở Việt Nam. Thì chắc chắn sẽ có nhiều hoạt động liên quan đến thanh toán điện tử. Và một lượng tiền không nhỏ sẽ được luân chuyển trên eMonkey, “Ngân hàng Nhà nước cần lưu tâm và có các chính sách phù hợp để các hoạt động tài chính luôn nằm trong kiểm soát của Chính phủ” – ông Sơn nhấn mạnh.

Hãy xem thêm những bài viết khác tại chuyên mục ứng dụng công nghệ nhé!

Nguồn: cafef.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *