Nghiên cứu mới từ Đức giúp chuột đi lại được sau tê liệt

485

Mới đây một nhóm các nhà nghiên cứu ở Đứa đã thành công trong một thí nghiệm “phục hồi cho những chú chuột bị tê liệt có thể đi lại được”. Thí nghiệm đã huấn luyện chuột bằng một sợi dây nịt robot, hỗ trợ toàn diện cho mỗi con chuột trong tư thế đứng. Theo thời gian đào tạo và với sự hỗ trợ của dây nịt robot. Những con chuột này đã có thể chạy nhảy, đi bộ, leo cầu thang…

Bước ngoặc thành công này đã mở ra một tia hi vọng cho phương pháp điều trị chấn thương tủy sống ở con người. Tuy đây thực sự là một điều đáng mừng cho ngành nghiên cứu y học. Nhưng hiện vẫn còn quá sớm để tác động lên việc điều trị của con người. Để nắm bắt thêm những thông tin về công trình nghiên cứu này. Mời quý bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung sau.

Phương pháp được đề ra theo mô hình nghiên cứu

Chấn thương tủy sống là tổn thương liên quan đến bất cứ phần nào của tủy sống hoặc dây thần kinh. Đây là một chấn thương nghiêm trọng. Có thể ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Chấn thương tủy sống có thể gây ảnh hưởng vĩnh viễn. Khiến người bệnh gần như liệt cả hai tay, hai chân hoặc liệt cả tứ chi. Bên cạnh đó, tâm lý, cảm xúc của người bệnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Lí do một số sợi thần kinh mang thông tin giữa cơ và não không thể phát triển trở lại.

Chú chuột đang bị tê liệt
Chú chuột đang bị tê liệt

Tuy nhiên, mới đây theo hãng tin Reuters. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Ruhr ở Bochum, Đức đã thực hiện nghiên cứu trên vật thí nghiệm là những chú chuột. Mục đích nhằm để tìm cách kích thích tái tạo các tế bào thần kinh của chuột bị liệt. Bằng việc sử dụng một loại protein được chế tạo ra tiêm vào não chuột.

Thông tin chia sẻ từ trưởng nhóm nghiên cứu Fischer

Trưởng nhóm nghiên cứu ông Dietmar Fischer, chia sẻ với Reuters: “Điều đặc biệt của nghiên cứu này là protein không chỉ được sử dụng để kích thích các tế bào thần kinh tự tái tạo mà protein còn được đưa đi xa hơn (qua não). Bằng cách này, với một sự can thiệp tương đối nhỏ. Chúng tôi kích thích sự tái tạo của một số lượng rất lớn các dây thần kinh và đó là lý do những con chuột có thể đi lại trở lại”.

Chú chuột đang được theo dõi
Chú chuột đang được theo dõi

Ngoài ra ông còn cho biết sau hai đến ba tuần theo dõi và điều trị thì các con chuột đã bắt đầu đi những bước đầu tiên. Hyper-interleukin-6 là chất protein được tạo ra để tim vào não chuột, mang thông tin di truyền vào não.

Chú chuột đã đi lại được sau khi bị tê liệt
Chú chuột đã đi lại được sau khi bị tê liệt

Tương lai biện pháp nghiên cứu này đang được nhóm tiếp tục triển khai và theo dõi cải thiện. Dự tính là sẽ ứng dụng nó lên các động vât có vú khác như lợn, khỉ hoặc chó. Để nhằm đưa ra kết quả chính xác hơn. Nếu thực sự có hiệu quả ở những động vật có vú lớn hơn thì phương pháp này mới được đánh giá là an toàn với cơ thể người. Tuy nhiên để đánh giá được điều này thì các nhà khoa học cần rất nhiều năm nghiên cứu và chứng minh mới có thể công bố chính xác.

Hãy tham khảo thêm nhiều kiến thức y học tại:

Nguồn: khoahoc.tv

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *