Nhật Bản sở hữu siêu máy tính mạnh nhất trên thế giới

865

Đối với các công việc hàng ngày thì bạn chỉ cần sở hữu một máy tính tầm trung. Miễn sao nó đáp ứng đủ các tính năng và lưu trữ dữ liệu nhanh là ổn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ với khối lượng dữ liệu khổng lồ hơn. Tương tự như thông tin mật của một quốc gia, thông tin sáng chế hay tư liệu vũ khí chiến tranh khổng lồ sẽ được lưu trữ ở đâu. Đây là thời điểm cần đến một cỗ siêu máy tính khổng lồ. Mới đây, trong một cuộc thi về khả năng xử lý dữ liệu của các siêu máy tính trên thế giới. Nhật Bản đã xuất sắc giành được vị trí đầu tiên, vượt qua nhiều đối thủ công nghệ tầm cỡ khác. Theo dõi bài viết dưới đây để biết cỗ máy đó đỉnh đến như thế nào nhé!

Lịch sử hình thành siêu máy tính

Máy tính được sinh ra không phải để giải trí hay gửi email, mà là để giải quyết một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng liên quan đến việc tính toán siêu tốc. Đến năm 1880, dân số Hoa Kỳ đã phát triển lớn đến mức phải mất hơn 7 năm để lập bảng kết quả điều tra dân số. Chính phủ đã tìm kiếm một cách nhanh chóng hơn để hoàn thành công việc. Tạo ra các máy tính dựa trên thẻ đục lỗ, chiếm diện tích của toàn bộ căn phòng.

Nhật Bản sở hữu siêu máy tính mạnh nhất trên thế giới
Những cỗ máy khổng lồ được tạo nên từ lâu

Ban đầu kích thước của các máy tính rất lớn. Sau thời gian có nhiều cải tiến để tối ưu nó phù hợp với nhu cầu của người sử dụng hơn. Nhưng để xử lý những dữ liệu khổng lồ thì một siêu máy tính vẫn là một công cụ vô cùng cần thiết.

Biểu thị năng lực công nghệ của một quốc gia

Siêu máy tính là biểu tượng của năng lực cạnh tranh công nghệ và kinh tế. Các quốc gia khẳn định tiềm lực công nghệ của mình thông qua việc chế tạo các cỗ máy tính có khả năng vô cực này. Nó có kích thước tương đương một căn phòng này được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ khoa học, quân sự phức tạp. Được tích hợp các dữ liệu để có thể giải mã, lập mô hình biến đổi khí hậu. Thậm chí là mô phỏng thiết kế xe, vũ khí, máy bay mới. Những tính năng bạn không bao giờ tưởng tượng được nó có tồn tại ở một máy tính thông thường.

Nhật Bản sở hữu siêu máy tính mạnh nhất trên thế giới
Công cụ thể hiện năng lực công nghệ

Theo Riken Institute, tổ chức đứng sau Fugaku, nó đang được dùng để hỗ trợ nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị Covid-19. Và cho đến thời điểm hiện tại, nó cũng đã cho thấy rằng mình là công cụ có ích với nhiều đóng góp to lớn.

Cuộc chiến siêu máy tính giữa các cường quốc thế giới

Trung Quốc và Mỹ luôn xem nhau là đối thủ trong cuộc chiến siêu máy tính. Tuy nhiên, trong cuộc chiến chúng đã bị đánh bại bởi một siêu máy tính Nhật Bản. Siêu máy tính Fugaku đặt tại thành phố Kobe đã giành ngôi vị số 1 trong công bố mới nhất. Được biết bảng xếp hạng cập nhật hai năm một lần. Nó có khả năng tính toán nhanh gấp 2,8 lần hạng 2. Đó là siêu máy tính của IBM đặt tại thư viện quốc gia Oak Ridge (Mỹ). Một siêu máy tính khác của IBM đặt tại thư viện quốc gia Lawrence Livermore (Mỹ) rơi xuống hạng 3. Trái với mong đợi, máy tính của Trung Quốc bị đẩy xuống hạng 4 và 5.

Nhật Bản sở hữu siêu máy tính mạnh nhất trên thế giới
Nhật Bản vượt xa Mỹ và Trung Quốc ở cỗ máy này

Trước đây, Nhật Bản không phải là đối thủ lớn trong địa hạt siêu điện toán. Trong bảng xếp hạng 500 máy mạnh nhất, Trung Quốc chiếm 226 vị trí, Mỹ 114. Dường như không còn nhiều vị trí dành cho Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật Bản lại có lịch sử lâu đời trong việc đưa tinh túy công nghệ vào điện toán. Tiền thân của Fugaku, chính là siêu máy tính K của Nhật Bản. Nó chiếm vị trí số 1 trong danh sách Top 500 năm 2011 trước khi bị thế chỗ vào năm 2012.

Số tiền khổng lồ đầu tư vào Fugaku

Fugaku tốn không ít chi phí đầu tư. Ngân sách 6 năm cho siêu máy tính và phát triển công nghệ liên quan vào khoảng 1 tỷ USD so với 600 triệu USD của Mỹ. Fugaku còn “gây bão” vì con chip của mình. Fujitsu, đối tác của Riken, đã chọn thiết kế vi xử lý dùng công nghệ cơ bản trên chip smartphone. Thiết kế dựa trên kiến trúc của ARM. Tạo nên một cỗ máy hoàn hảo có khả năng xử lý dữ liệu không tưởng. Đây là sản phẩm siêu máy tính rất đáng được chú ý nhưng vị trí của nó rất khó để đảm bảo. Nhất là trước các đối thủ tầm cỡ như Mỹ và Trung Quốc đang không ngừng bành trướng.

Số tiền khổng lồ đã được đầu tư vào Fugaku

Ngược lại, hầu hết siêu máy tính đều dùng vi xử lý tiến hóa từ những con chip mà Intel, AMD bán trên máy tính. ARM đã dành nhiều năm để cố lấn sân trong mảng trung tâm dữ liệu nhưng không gặt hái nhiều thành công. Sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để khiến những cổ máy có trí tuệ hoàn hảo như con người.

Hãy cập nhật thêm nhiều bài viết thú vị khác tại:

Nguồn: ictnews.vietnamnet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *