Thực hư về việc dùng kim chích 10 đầu ngón tay cứu người đột quỵ

1,204

Mạng xã hội ngày càng phát triển giúp chúng ta dễ dàng chia sẻ trao đổi thông tin với nhau. Tuy nhiên mạng xã hội được ví như con dao hai lưỡi, có cả thông tin chính xác , tích cực. Song cũng có những thông tin chưa được kiểm chứng, sai lệch. Cụ thể là thông tin nổi bật về vấn đề sức khỏe thời gian được chia sẻ tràn lan trên mạng xã hội Facebook rằng “cách cấp cứu đột quỵ bằng cách dùng kim chích máu ở 10 đầu ngón tay”.

Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng đây là biện pháp không có cơ sở khoa học. Thậm chí nếu chậm trễ đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu còn làm mất thời gian vàng để điều trị đột quỵ. Nghiêm trọng hơn thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Nội dung ngay sau đây sẽ đề cập đến vấn đề này. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!

Phương pháp cấp cứu đột quỵ được thông tin trên mạng xã hội thời gian qua

Theo thông tin, một tài khoản chia sẻ trên trang cá nhân facebook của mình cho rằng chúng ta nên thực hiện các bước sơ cứu khi bệnh nhân bị đột quỵ và đặc biệt còn được phổ thành bài thơ và kêu gọi mọi người share rộng rãi:

  • Mạch máu não, đứt là nguy hiểm
  • Không chết liền, cũng tàn tật suốt đời
  • Vậy bà con hãy cố gắng kịp thời
  • Đâu ngồi đó, đừng chuyển thân động đậy
  • Đầu ngón tay, châm máu ra 10 ngón
  • Bóp nặn ra, năm mười phút tỉnh liền
  • Nếu miệng còn méo mó, mắt xéo xiên
  • Liền tiếp, vuốt hai vành tai ửng đỏ
  • Rồi kim chích, nặn máu ra dưới chót
  • Mười phút sau, miệng mắt trở bình thường
  • …….

Người này còn kết luận Chờ cho đến khi nạn nhân trở lại trạng thái bình thường không có một triệu chứng bất thường nào nữa thì mới chở nạn nhân vào bệnh viện. Vì nếu nạn nhân bị vội vàng chở đi ngay đến bệnh viện bằng xe cấp cứu. Khi xe chạy bị xóc, sẽ làm cho các mạch máu não của bệnh nhân vỡ tung ra.”

Nên và không nên khi người thân bị đột quỵ
Nên và không nên khi người thân bị đột quỵ

Sau khi chia sẻ bài viết trên đã thu hút hàng trăm nghìn lượt like và comment tích cực từ cộng đồng mạng. Ngoài ra bản thân nhân vật còn thông qua câu chuyện của mình và khẳng định chắc nịch. Sẽ thực hiện được phương pháp này hiệu quả trên thực tế 100%.

Không có cơ sở khoa học và nguy hiểm cho sức khỏe

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Khắc Ninh, Trưởng khoa Đột quỵ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội) cho rằng.  Đây là phương pháp chữa ngất, hôn mê…, của y học cổ truyền có tên châm (chích) nặn máu huyệt Thập Tuyên. Và thực sự không có hiệu quả với bệnh nhân đột quỵ.

Dự phòng đột quỵ não
Dự phòng đột quỵ não

Thực ra quan điểm cho rằng nặn máu ở 10 đầu ngón tay thì sẽ giúp giảm huyết áp và giảm áp lực lên não. Nhưng thực sự thì lượng máu lấy ra được rất ít. Không ảnh hưởng nhiều đến lượng máu trong cơ thể. Nhiều bài viết đưa lời khuyên rằng nếu thấy bệnh nhân bị méo miệng thì kéo chà tai cho đỏ lên. Lời khuyên này không có cơ sở vì khi bị đột quỵ, não mới là cơ quan có vấn đề và cần được điều trị. Vì não không kiểm soát được các cơ trên mặt mới gây méo miệng.

Tóm lại, theo kết luận chung của chuyên gia chưa có cơ sở khoa học nào đánh giá phương pháp trên đem lại hiệu quả cho người đột quỵ. Mà đôi khi lại vô tình gây cho tình trạng đột quỵ nặng hơn. Do đó, chúng ta hãy cân nhắc và không nên sử dụng biện pháp này.

Cách sơ cứu chuẩn khi gặp bệnh nhân đột quỵ não

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu bị vỡ khiến máu chảy vảo nhu mô não, khoang dưới nhện, và não thất. Hoặc khi mạch máu bị tắc nghẽn khiến cho dòng máu bình thường lên não bị chặn lại gây thiếu máu hoặc nhồi máu não. Trong vòng vài phút bị tước mất các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm cả oxy. Các tế bào não bắt đầu chết – quá trình này có thể liên tục trong một vài giờ tiếp theo.

Nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay khi bị đột quỵ
Nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay khi bị đột quỵ

Cần tìm kiếm sự trợ giúp của y tế ngay lập tức. Đột quỵ là một cấp cứu thực sự. Điều trị càng sớm thì càng làm giảm thiểu được các tổn thương não. Tận dụng từng giây từng phút.

“Nếu bệnh nhân bị xuất huyết não, việc được cấp cứu sớm sẽ hạn chế tình trạng xuất huyết. Trong trường hợp nhồi máu não, bệnh nhân được cấp cứu trong thời gian vàng dưới 4-5 giờ sẽ giúp các bác sĩ điều trị tiêu huyết khối hoặc lấy cục máu đông hiệu quả”

Thực tế cho thấy, nhiều người đột quỵ vào ban đêm, ngại đến bệnh viện nên đợi tới sáng hoặc ban đầu thấy nhẹ, tự dùng các phương pháp truyền miệng khiến bệnh nặng lên rồi mới đi khám. Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều và để lại nhiều di chứng nặng nề dù điều trị thành công.

Nguồn: khoahoc.tv

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *