Túi ni lông – Nguyên nhân chính gây ra thảm họa Ô nhiễm trắng

1,663

Lâu nay chúng ta có thể đi chợ với duy nhất một thứ cần mang theo đó là tiền. Ngoài ra không cần phải lo lắng gì về việc đựng những thứ mua được bằng cách nào. Bởi vì túi ni lông sẽ chịu trách nhiệm về việc đó. Cà phê, nước uống, trà sữa, take away cũng thế, đã có chai nhựa, cốc nhựa đựng để mang đi. Tất cả đều miễn phí nhưng mấy ai hiểu được hệ lụy đằng sau những tiện ý vô tư sử dụng của chúng ta là một thảm họa ” ô nhiễm nhựa“.

Bên cạnh đó rác thải nhựa trong môi trường đã tàn phá nghiêm trọng đến hệ sinh thái đất, nước và đại dương. Thế nhưng con người chúng ta vẫn khó để có thể thay đổi được thói quen sử dụng. Mà vẫn đang từng ngày lạm dụng túi ni lông hay những sản phẩm nhựa dùng một lần. Vậy hàng triệu tấn rác thải nhựa sẽ đi về đâu? và chúng ta cần làm gì để ngăn chặn thảm họa ô nhiễm môi trường. Đây cũng là nội dung được gửi đến quý bạn đọc sau đây.

Túi ni lông – Vật dụng quen thuộc đối với mọi nhà

Túi ni lông đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của mọi người. Khắp các cửa tiêm, tạp hóa, hàng quán hay chợ. Đâu đâu người ta cũng sử dụng túi ni lông để gói đồ. Vì vậy cũng dễ hiểu khi gọi đây là vật dụng gắn với thói quen cố hữu của không ít người dân.

Túi ni lông là vật dụng quen thuộc đối với mọi người
Túi ni lông là vật dụng quen thuộc đối với mọi người

Được sử dụng đã nhiều thế hệ và quá phổ biến trong cuộc sống hiện tại. Với nhiều ưu điểm như bền, chắc, tiện dụng và có giá thành thấp. Tuy nhiên, bên cạnh những liwj ích mang lại, túi ni lông còn mang đến những hậu quả xấu gây hại cho môi trường. Điển hình nhất là chất plastic của túi khó phân hủy và chứa chất độc gây hại cho sức khỏe của môi trường và loài vât.

Tình hình sử dụng túi ni lông hiện nay

Theo thống kê ghi nhận lại cho biết. Mỗi hộ gia đình Việt Nam thường sử dụng 5 – 7 túi ni lông/ngày. Như vậy, tính theo bình quân mỗi ngày có hàng triệu túi ni lông được sử dụng và thải ra môi trường sống. Theo ghi nhận được, tại Hà Nội hiện nay, mỗi ngày các hộ gia đình thải ra 5.000 – 6.000 tấn rác. Trong đó rác thải nhựa, nilon chiếm 15 – 18%. Và trong vòng 10 năm qua tỷ lệ này liên tục tăng lên mỗi ngày và vẫn chưa có biện pháp khắc phục.

Rác thải ni lông không được xử lý đúng cách
Rác thải ni lông không được xử lý đúng cách

Bên cạnh đó tại Hà Nội, việc phân loại rác thải tại nguồn chỉ mang tính phong trào. Nên gây khó khăn cho công tác xử lí rác thải. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài và duy trì khối lượng này thì Thủ đô sẽ đối diện với thảm họa “ô nhiễm trắng”. Qua đó có thể thấy, câu chuyện rác thải nilon đã không chỉ gói gọn trong chuyện thường ngày phố tôi. Mà đang là nỗi lo lắng chung và là vấn đề cấp bách cần giải quyết của toàn cộng đồng.

Các biện pháp xử lý được đưa ra

Cho đến hiện nay, Hà Nội đang tích cực đi đầu trong công tác truyền thông hạn chế dùng chất thải nhựa dùng một lần và túi nilon. Tuy nhiên từ những kinh nghiệm đã qua cho thấy. Vấn đề này cần phải có các giải pháp cụ thể để kiểm soát ô nhiễm môi trường. Phải đưa ra hậu quả cụ thể để cho người dân thấy được tác hại của việc dùng chất thải nhựa. Thông qu đó tiến hành lên các kế hoạch thay đổi thói quen mua sắm để giảm dần chất thải này.

Nâng cao công tác tuyên truyền để hạ chế sử dụng rác thải nhựa
Nâng cao công tác tuyên truyền để hạ chế sử dụng rác thải nhựa

Để thực hiện tốt vấn đề trên, TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch đến năm 2025 với quy định không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam – Elsbeth Akkerman đã nhận định rằng. “Để thay đổi thái độ của người dân đối với vấn đề rác thải nhựa. Cần phải có sự nỗ lực từ nhiều cấp chính quyền. Từ toàn cầu đến quốc gia. Từ Chính phủ đến công dân. Và từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng”.

Truy cập tại Khoa học – Môi rường để tìm hiểu thêm các tin tức mới nhất.

Nguồn: moitruong.net.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *