Chụp bằng tia hồng ngoại thế giới có thể xinh đẹp đến mức nào?

1,016

Nghệ thuật thông qua lăng kính máy ảnh là sự thay thế hoàn hảo cho hội họa. Bạn nhận ra điều này khi ngắm tác phẩm của những người tham gia cuộc thi nhiếp ảnh tia hồng ngoại Life in Another Light. Những bức ảnh tuyệt đẹp với gam màu phong phú,với trò chơi ánh sáng và bóng tối. Sẽ khiến cho người yêu nghệ thuật không thể nào thờ ơ trước cái đẹp.

Bức ảnh hồng ngoại cho phép bạn nhìn vào những thứ tưởng chừng quen thuộc dưới một ánh sáng mới. Sử dụng các bộ lọc hồng ngoại đặc biệt và thay đổi màu sắc. Nhiếp ảnh gia cung cấp cơ hội để nhìn thế giới quen thuộc như một hành tinh nào khác lạ.

Cuộc thi ảnh Life in Another Light 2020

Tác phẩm “Norway’s Dream House”

Tác phẩm "Norway’s Dream House"
Tác phẩm “Norway’s Dream House”

Mục đích của cuộc thi nhằm khuyến khích các nhiếp ảnh gia khám phá cuộc sống theo một góc nhìn khác. Với ánh sáng có thể khơi gợi trí tưởng tượng và tiềm năng sáng tạo của con người. Tác phẩm “Norway’s Dream House” (tạm dịch: “Ngôi nhà trong mơ của Na Uy”) thuộc danh mục chrome hồng ngoại, chụp bởi nhiếp ảnh gia Yann Philippe.

Cyber City chụp bằng tia hồng ngoại

Cyber City chụp bằng tia hồng ngoại
Cyber City chụp bằng tia hồng ngoại

Các tác phẩm gửi về cuộc thi để tranh giải ở 10 hạng mục. Mỗi hạng mục đều có giải nhất, nhì và ba với tổng giá trị giải thưởng 40.000 USD. Cyber City (tạm dịch: “Thành phố ảo”) là tác phẩm của nhiếp ảnh gia Siu Pik Kam Olivia, thuộc thể loại trên không.

Tác phẩm được chụp tại khu trượt tuyết Copper bang Colorado, Mỹ

Tác phẩm được chụp tại khu trượt tuyết Copper,
Tác phẩm được chụp tại khu trượt tuyết Copper,

Tạm dịch: “Cuộc sống trong ánh sáng khác thường”. Được tổ chức thường niên bởi Kolari Vision. Đây là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực nhiếp ảnh hồng ngoại. Trong hình là bức ảnh chiến thắng ở hạng mục phong cảnh của nhiếp ảnh gia Lys Olson. Tác phẩm được chụp tại khu trượt tuyết Copper, bang Colorado, Mỹ.

“Life on Mars”

"Life on Mars"
“Life on Mars”

Mỗi tác phẩm chụp hồng ngoại sẽ mang đến cho người xem một câu chuyện thú vị riêng. Bức ảnh độc đáo mang tên “Life on Mars” (tạm dịch: “Sự sống trên sao Hỏa”), trong danh mục chrome hồng ngoại.

Ảnh chụp cầu Roberto Clemente ở Pennsylvania, Mỹ

Ảnh chụp cầu Roberto Clemente
Ảnh chụp cầu Roberto Clemente

Khi chụp phong cảnh ở chế độ tia hồng ngoại. Nhiều sự vật có sự thay đổi màu sắc trong khi một số thì không. Ảnh chụp cầu Roberto Clemente ở Pennsylvania, Mỹ, thuộc thể loại phơi sáng. Đây là tác phẩm dự thi của nhiếp ảnh gia Joey Gannon. Một sự tĩnh lặng bao trùm cả bức ảnh hiếm hoi không nhiều màu sắc trong cuộc thi.

Tác phẩm của Ken Sklute có tên “Nature’s Fury” độc đáo được chụp bằng tia hồng ngoại

Tác phẩm của Ken Sklute có tên "Nature's Fury" độc đáo được chụp bằng tia hồng ngoại
Tác phẩm của Ken Sklute có tên “Nature’s Fury” độc đáo được chụp bằng tia hồng ngoại

Ánh sáng tạo nên nhiều dáng vẻ khác nhau cho khung cảnh, sự vật mà không phải lúc nào mắt người cũng có thể nhìn thấy. Tác phẩm của Ken Sklute có tên “Nature’s Fury” (tạm dịch: “Cơn giận dữ của thiên nhiên”) ở hạng mục hồng ngoại cảnh quan.

“A Glance Through the Clouds”

"A Glance Through the Clouds"
“A Glance Through the Clouds”

Góc nhìn mới mà chỉ nhiếp ảnh có thể nắm bắt được sẽ cho chúng ta thấy những điều khác lạ. Về thế giới mình đang sống. Mỗi bức ảnh như mở ra một thế giới song song với hiện thực. “A Glance Through the Clouds” (tạm dịch: “Cái nhìn thoáng qua những đám mây”) thuộc thể loại trên không là ảnh chụp của Vladimir Migutin.

Bức ảnh Innsjoren được chụp bằng tia hồng ngoại đạt vị trí thứ 2

Ở cuộc thi Life in Another Light lần thứ 2 này, ban tổ chức đã thiết lập các yêu cầu cụ thể đối với quang phổ ánh sáng, kỹ thuật chụp và thiết bị được sử dụng đối với các tác phẩm gửi về. Bức ảnh Innsjoren đạt vị trí thứ 2 trong danh mục chrome hồng ngoại. Ảnh chụp bởi Himent Lecucq Jouan.

“Golden Hills”

"Golden Hills"
“Golden Hills”

Để chọn ra người chiến thắng, nhiều vòng đánh giá được tiến hành. Dựa trên sự sáng tạo của chủ đề, kỹ năng đa hình ảnh và chất lượng cuối cùng. Phía trên là tác phẩm chiến thắng hạng mục Kolari Pocker “Golden Hills” (tạm dịch: “Những ngọn đồi vàng”) của nhiếp ảnh gia Rob Shea.

Cầu Cổng Vàng chìm trong khói lửa của các vụ cháy rừng

Ảnh chụp cầu Roberto Clemente
Ảnh chụp cầu Roberto Clemente

Bức ảnh này thuộc thể loại ảnh màu phong cảnh. Nằm ở California, Mỹ, cây cầu treo này là biểu tượng nổi tiếng của thành phố San Francisco. Cầu bắc qua eo biển rộng hơn một kilomet nối liền vịnh San Francisco và Thái Bình Dương. Cầu được mệnh danh là một trong “7 kỳ quan thế giới hiện đại”. Đây cũng là điểm tham quan hút khách check-in hàng đầu trong các tour du lịch Mỹ.

Vùng núi Dolomites

Vùng núi Dolomites
Vùng núi Dolomites

Hình trên là tác phẩm của nhiếp ảnh gia Tomasz Grzyb. Bức ảnh trong danh mục hồng ngoại ngang này thể hiện ánh sáng và bóng chiếu của vùng núi Dolomites (một phần của dãy Alps) ở Italy. Với cảnh quan đẹp khác biệt so với bất cứ nơi nào khác của những dãy núi dựng đứng, vách đá dốc hay thung lũng hẹp, sâu và dài. Dolomites được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 2009.

Tác phẩm Blood of the Earth

Tác phẩm Blood of the Earth
Tác phẩm Blood of the Earth

Tạm dịch: “Dòng máu của Trái Đất” trông như một bức tranh trừu tượng. Thuộc thể loại trên không, bức hình được gửi về cuộc thi bởi nhiếp ảnh gia Paolo Pettigiani.

Bức ảnh hồng ngoại chụp con thuyền vô chủ

Bức ảnh hồng ngoại chụp con thuyền vô chủ
Bức ảnh hồng ngoại chụp con thuyền vô chủ

Chụp từ trên cao là sáng tác của nhiếp ảnh gia Ewan J Richards. Tác phẩm này đạt giải nhất ở hạng mục trên không.

Xem thêm: Những bức ảnh chụp từ trên xuống đẹp nao lòng người của Google Earth

Nguồn: Zingnews.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *