Phát minh khoa học thú vị “robot thu gom chất gây ô nhiễm nguồn nước”

817

Hiện nay tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang diễn ra ngày một nghiêm trọng. Nhất là ở các khu đô thị, xí nghiệp, nhà máy…Nước bị ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người, không chỉ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường mà còn là mầm móng sinh ra các bệnh nguy hiểm đến sức khỏe. Có nhiều phương pháp đang được áp dụng để xử lí ô nhiễm nguồn nước như: nâng cao ý thức chung, tăng cường xử phạt với hành vi phá hoại nguồn nước, đẩy mạnh công tác tuyền truyền….

Bênh cạnh những giải pháp truyền thống, hiện nay với công nghệ khoa học ngày càng hiện đại. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những phát minh nổi bật trong hành trình bảo vệ môi trường. Cụ thể như mới đây tại hai trường Đại học của Anh và Hà Lan đã chế tạo ra được robot có thể thu gom chất gây ô nhiễm nguồn nước. Phát minh này gây không ít tò mò đối với nhiều người, nhất là giới khoa học. Hãy cùng tìm hiểu thông tin này ngay bên dưới nhé !

Robot làm sạch nguồn nước lấy cảm hứng từ san hô

Như bạn đã biết San hô là các sinh vật biển thuộc lớp San hô (Anthozoa). Tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ. Thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. Các cá thể này tiết ra cacbonat canxi để tạo bộ xương cứng. Xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới.

Robot tí hon thu gom chất ô nhiễm nguồn nước
Robot tí hon thu gom chất ô nhiễm nguồn nước

Trong một nghiên cứu được công bố của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ. Các nhà khoa học từ ĐH WMG Warwick (Anh) và ĐH Công nghệ Eindhoven của Hà Lan, cho biết. Đã lấy cảm hứng từ polyp san hô – sinh vật thân mềm giống hải quỳ. Đây là yếu tố cùng với ý tưởng chế tạo mẫu robot không dây, giúp làm sạch nguồn nước. Robot có kích thước chỉ dài 1 cm, nhưng mang khả năng thu gom chất gây ô nhiễm nguồn nước.

Cơ chế hoạt động của robot

Yếu tố chính để robot chuyển động là chúng sử dụng từ trường. Trong khi các xúc tu được kích hoạt bởi ánh sáng. Lúc này các nhà khoa học trang bị sẵn một nam châm quay với tốc độ 300 vòng/phút. Được đặt bên dưới thiết bị có tác dụng tạo ra chuyển động quay của cuống polyp nhân tạo. Khi chuyển động tạo ra một dòng xoáy hút các vật thể, tạp chất lơ lửng trong nước (chất gây ô nhiễm nguồn nước) về phía robot.

Cận cảnh robot không dây, thân mềm bơi dưới nước
Cận cảnh robot không dây, thân mềm bơi dưới nước

Khi robot xác định được mục tiêu, các nhà khoa học sử dụng ánh sáng tia UV để kích hoạt các xúc tu. Những xúc tu này sau đó uốn cong về phía ánh sáng, tạo thành một chiếc kẹp bắt giữ vật thể. Ngoài ra phương pháp dùng ánh sáng xanh để chiếu cũng là cách để giải phóng mục tiêu được các nhà khoa học áp dụng.

“San hô có giá trị sinh thái rất lớn trong đại dương. Tôi hy vọng các polyp thủy sinh nhân tạo sẽ được phát triển hơn nữa để có thể làm sạch nguồn nước trong các ứng dụng thực tế. Giai đoạn tiếp theo, chúng tôi muốn mở rộng nghiên cứu từ quy mô thí nghiệm lên quy mô thí điểm”. Tiến sĩ Harkamaljot Kandail từ Đại học Warwick, người chịu trách nhiệm tạo ra các mô phỏng 3D của robot, chia sẻ.

San hô giá trị sinh thái lớn trong đại dương
San hô giá trị sinh thái lớn trong đại dương

Theo các nhà khoa học, ngoài khả năng chính là làm sạch nguồn nước. Mẫu robot mềm này còn được mang vào ứng dụng trong lĩnh vực y tế. Cụ thể giúp chẩn đoán các tế bào để phân tích bằng cách bắt giữ và vận chuyển.

Nguồn: moitruong.net.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *