Internet vệ tinh Starlink mà SpaceX chuẩn bị phóng nhanh cỡ nào?
Nếu bạn nhìn lên bầu trời đêm xinh đẹp vào một buổi tối của năm 2020. Bạn có lẽ đã chú ý thấy một vài thứ mới mẻ vừa xuất hiện giữa các vì sao. Chúng ta không phải đang nói đến những vị khách ngoài hành tinh. Mà là hàng trăm vệ tinh bay trên quỹ đạo thấp của Trái đất. Góp phần tạo nên dự án Starlink của SpaceX.
Trong giai đoạn beta, người dùng phải bỏ ra 499 USD để mua ăng-ten và router Starlink, cộng thêm khoản phí 99 USD/tháng. Vậy, dịch vụ internet vệ tinh Starlink có thể nhanh cỡ nào?
Internet vệ tinh Starlink là gì?
Starlink là một dự án chòm sao vệ tinh
Trong đó có hàng ngàn vệ tinh cỡ nhỏ được phóng lên quỹ đạo thấp của Trái đất (viết tắt là LEO – Low Earth Orbit), nằm cách mặt đất 550km. Tín hiệu internet sẽ được bắn từ các vệ tinh thẳng xuống các thiết bị thu nhận trên mặt đất. Sau đó những thiết bị này sẽ phát tín hiệu thông qua hệ thống cục bộ. Hoặc trực tiếp qua dây nối với router Starlink của bạn.
Starlink không giống như một tín hiệu điện thoại hay 5G
Nó cho phép một hộ gia đình, một doanh nghiệp, hay một cụm dân cư ở một khu vực hẻo lánh kết nối internet thông qua vệ tinh. Ở thời điểm bài viết này lên sóng, đang có 800 vệ tinh Starlink bay trên quỹ đạo của Trái đất. SpaceX có kế hoạch triển khai ít nhất 12.000 vệ tinh. Và trong tương lai sẽ là 30.000 nhằm đảm bảo khả năng phủ sóng internet trên khắp thế giới thông qua Starlink (một số thông tin cho biết số lượng vệ tinh có thể lên đến 42.000).
Internet Starlink nhanh đến mức nào?
Thực tế, có một số dữ liệu kiểm tra tốc độ cho thấy Starlink có thể cung cấp tốc độ tải xuống từ 11 Mbps đến 60 Mbps. Điều này bắt nguồn từ việc một số người dùng may mắn đã dùng thử Starlink beta để thực hiện bài test trên trang web Speedtest của Ookla.
Một loạt bài kiểm tra tốc độ đã đăng ký bởi Starlink
Một người dùng Reddit đã thu thập dữ liệu trang web của Ookla. Họ phát hiện ra một loạt bài kiểm tra tốc độ đã đăng ký bởi Starlink. Các thử nghiệm, hầu hết được thực hiện vào đầu tháng này. Cho thấy mạng Internet vệ tinh này có thể cung cấp tốc độ tải xuống 42,8 Mbps khi tính kết quả trung bình. Mặt khác, tốc độ tải lên dao động từ 4,5 Mbps đến 17,7 Mbps. Gần như tất cả các thử nghiệm đều được thực hiện ở Los Angeles, California. Trong đó ba thử nghiệm thực hiện ở Seattle, Washington. Đối với độ trễ, các bài kiểm tra dao động từ 20 ms cho đến 94 ms.
Cung cấp tốc độ Internet vệ tinh 1 Gbps là mục tiêu của SpaceX
Các bài kiểm tra tốc độ thấp hơn nhiều so với mục tiêu của SpaceX là cung cấp tốc độ Internet vệ tinh 1 Gbps. Tuy nhiên, nhiều người dùng trong diễn đàn Starlink trên Reddit đang chỉ ra rằng ngay cả tốc độ tải xuống 15 Mbps. Đó cũng sẽ là một cải tiến đáng kể so với băng thông rộng mà họ hiện đang sử dụng. Ở Mỹ, các khu vực nông thôn nói riêng có tốc độ Internet chậm. Đạt 7 Mbps hoặc thấp hơn nhiều.
Cũng cần lưu ý rằng mạng vệ tinh của Starlink vẫn đang được xây dựng. Vì vậy tốc độ và độ trễ có thể sẽ được cải thiện theo thời gian.
Ookla nói với PCMag phát biểu
Về việc liệu các bài kiểm tra tốc độ có phải là thật hay không. Ookla nói với PCMag rằng: “Các bài kiểm tra này dường như là hợp pháp. Nhìn chung, thông tin về kết nối hiển thị cho người dùng trong quá trình kiểm tra được nhóm QA (đảm bảo chất lượng) của chúng tôi kiểm tra chặt chẽ”.
Kế hoạch thử nghiệm công khai
Hiện tại, SpaceX đã phóng khoảng 600 vệ tinh lên quỹ đạo. Để cung cấp sức mạnh cho Starlink nhưng mục tiêu cuối cùng là triển khai hàng nghìn chiếc nữa để cung cấp vùng phủ băng thông rộng toàn cầu. Công ty có kế hoạch bắt đầu phát hành thử nghiệm công khai cho người dùng quan tâm. Trong những tuần tới trước khi bắt tay vào ra mắt chính thức vào cuối năm nay.
Dịch vụ internet vệ tinh Starlink nhen nhóm lan tỏa
Để tìm hiểu thêm về các thử nghiệm của Starlink. Người dùng có thể truy cập vào Starlink.com để đăng ký nhận bản tin email. Tuy nhiên, bản phát hành thử nghiệm công khai có thể sẽ chỉ diễn ra ở khu vực bang Washington.
Starlink dự kiến sẽ ra mắt dịch vụ chính thức lần đầu tiên ở miền bắc Hoa Kỳ. Và hạ Canada trước khi đến với thị trường toàn cầu vào năm 2021.
Xem thêm:
Nguồn: 24h.com.vn