Chuyển đổi số mang đến cơ hội mới cho nhiều lĩnh vực
Cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo khoa học công nghệ cũng phải có những bước tiến lớn để có sự đồng bộ. Nhiều ứng dụng mới hiện đại và tiện ích đang và đã ra đời. Và đến nay, thế giới đã hoàn toàn bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đây là cuộc cách mạng làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số. Hay nói cách khác là cuộc cách mạng ảo, thông qua các công nghệ như Internet, trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Trong đó, chuyển đổi số là tiền đề chính của cuộc cách mạng mới này.
Chuyển đổi số mang lại những thay đổi lớn trong cuộc sống của chúng ta. Nói cách khác, chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh. Tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có những chuyển đổi số khác nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số lĩnh vực chuyển đổi số đáng lưu ý trong thời gian vừa qua nhé!
Phát triển không gian số trong các ngành sản xuất
Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, ngành hàng chịu tác động tích cực nhất là sản xuất. Có rất nhiều nhà sản xuất hiện nay đang trở thành các doanh nghiệp kỹ thuật số với bước tiến lớn. Các công nghệ kỹ thuật số đã đem đến cơ hội cải tiến toàn bộ quy trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Đây là một ngành có tốc độ đổi mới tương đương với các công ty công nghệ hiện tại.
CEO của Ansys cho biết. “Doanh nghiệp có giá tốt nhất là doanh nghiệp có công nghệ, phần mềm, không gian. Nhưng các công ty sản xuất cũng nhanh chóng nhận biết được vấn đề. Bên cạnh đó nhận thấy được một cơ hội lớn để tăng tốc ứng dụng công nghệ số hoá trong kỷ nguyên này”.
Trong giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển hiện đại, sản phẩm được tồn tại ở dạng kỹ thuật số. Gopal đã đưa ra ví dụ chứng thực số hoá đã hiện đại hoá và thúc đẩy quy trình phát triển sản phẩm. Từ hình thành ý tưởng đến thiết kế và phân tích, đến sản xuất rồi vận hành. Đều được thực hiện trực tuyến. Thay thế cho việc phác thảo bằng tay như trước đây.
CAD và mô phỏng là 2 ngành cần thời gian thử nghiệm lớn. Cho phép các kỹ sư và nhà phân tích xây dựng và phá dỡ sản phẩm hàng nghìn lần trong môi trường kỹ thuật số nhưng vẫn an toàn và tiết kiệm chi phí. Sản xuất xe là ví dụ về cách các mô hình kinh doanh sản xuất đang phát triển với kỹ thuật số.
Chuyển đổi số phần mềm là một bước tiến quan trọng
Phần mềm được xem là là trọng tâm chính trong các cơ hội đổi mới kinh doanh. Tuy nhiên, thay vì đầu tư vào phần mềm. Các giải pháp cung cấp trực tuyến được tìm kiếm nhiều hơn dưới sự nhận định của các chuyên gia. Với tình hình hiện nay, nhu cầu đang cần là các giải pháp phần mềm tập trung vào việc làm hài lòng khách hàng.
Người đồng sáng lập và CEO của Simpli.fi – Frost Prioleau đã nhận định. “Trong khi các nhà đầu tư ủng hộ các mô hình đăng ký và trả phí định kỳ. Thì nhiều khách hàng cảm thấy mệt mỏi với những việc này. Mặt khác, nhiều mô hình kinh doanh đang phát triển. Chuyển giá trị trọn đời cao thành tỷ lệ chi phí chuyển đổi khách hàng trên doanh thu định kỳ. Dựa theo tiêu chí dễ sử dụng và Net Promoter Score”.
Hiện nay, AI và học máy, API và IoT đang mở ra giải pháp mới cho các công việc dựa trên phần mềm. Nhiều công nghệ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Mở ra một kỷ nguyên mới tới thế hệ phần mềm hiện đại. Phần mềm với sức mạnh như một làn sóng mới giúp tăng năng suất lao động và phát triển công nghệ.
Đối tác của Scale Venture Partners – Andy Vitus cho biết. “Khoảng trống để xây dựng giải pháp Cloud for x tiếp theo đang dần trở nên khó khăn sau 20 năm của kỷ nguyên SaaS. Ngày càng ít các cơ hội mở ra, nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng tìm kiếm giải pháp mới. Đó là việc chuyển đổi các phần mềm sang thế hệ mới.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng
Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng ưu tiên tập trung cho ngành điện lực. Hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Giúp phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng.
Dựa vào các cảm biến và thiết bị điện tử chi phí thấp. Nhiều doanh nghiệp có thể thu được nhiều dữ liệu thời gian hơn. Đa số công việc được thực hiện qua mô hình “energy as a service”, nâng cấp cơ sở hạ tầng năng lượng toàn cầu. Thông qua mô hình này, các dự án cơ sở hạ tầng lớn có thể triển khai hợp tác và nâng cấp cơ sở vật chất hiện đại qua hợp đồng dịch vụ năng lượng. Khách hàng thương mại và công nghiệp có thể chuyển sang năng lượng có khả năng tái tạo, tự cung tự cấp qua các dịch vụ lưới điện siêu nhỏ.
CEO của Schneider Electric nhận định năng lượng là một ngành với đặc trưng là chu kỳ bán hàng chậm. Với nhiều quy định và gặp nhiều rào cản gia nhập thị trường lớn. Hiện tại, cơ sở hạ tầng năng lượng không thể đáp ứng được nhu cầu tăng cao. AI và công nghệ số được sử dụng để quản lý mạng lưới hiện có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó có thể tái tạo năng lượng, nâng cao hiệu quả ở các công trình. Từ đó tạo ra các thị trường năng lượng mới.
Xem thêm các thông tin công nghệ mới nhất tại Hệ thống công nghệ.
Nguồn: techinsight.com.vn